1. Sứ mạng
- Phát hiện sớm, chẩn đoán – đánh giá trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt.
- Can thiệp sớm cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt
- Tư vấn, Hướng dẫn phụ huynh
- Phát triển chuyên môn về một số lĩnh vực liên quan đến giáo dục mầm non, giáo dục đặc biệt…
- Nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt
2. Tầm nhìn
Phấn đấu đến năm 2030 trở thành trường mầm non trọng điểm của cả nước trong công tác can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt.
3. Mục tiêu
Cung cấp dịch vụ Can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập dành cho trẻ:
- Trẻ Tự kỷ
- Trẻ khó khăn về ngôn ngữ (chậm nói, khó nói)
- Trẻ tăng động giảm chú ý ...
Để chuẩn bị cho các cháu đi học hòa nhập ở các trường mầm non và tiểu học.
4. Giá trị cốt lõi
Tin tưởng – Chấp nhận – thành công
5. Chức năng và nhiệm vụ
- Phát hiện sớm
- Chẩn đoán, đánh giá
- Can thiệp sớm
- Giáo dục hòa nhập
- Tư vấn Phụ huynh
6. Độ tuổi can thiệp và giáo dục hòa nhập cho trẻ
CTS giai đoạn 1: từ 18 tháng đến 3 tuổi.
CTS giai đoạn 2: từ 3 đến 6 tuổi
Lớp tiền tiểu học – chuẩn bị cho các cháu vào lớp 1 hòa nhập.
Các lớp học hòa nhập tại các trường tiểu học
7. Quy trình can thiệp
Bước 1: Đăng ký
Phụ huynh đến đăng ký tại trường điền các thông tin chung về trẻ. Nhà trường xây dựng cuộc hẹn cho buổi khám sàng lọc
Bước 2: Khám sàng lọc
* Công cụ sử dụng khám sàng lọc
- Chương trình từng bước nhỏ (Small Step)
- Chương trình chăm sóc và giáo dục mầm non
- Bảng kiểm tra trẻ Tự kỷ (CHAT)
- Thang PEP
- Thang Denver II
* Hình thức khám sàng lọc
- Phỏng vấn phụ huynh
- Đánh giá trực tiếp trên trẻ
* Nội dung khám sàng lọc
(tập trung vào việc xác định tuổi đời và tuổi trí tuệ của trẻ ở tất cả các mặt phát triển)
+ Vận động thô
+ Vận động tinh
+ Ngôn ngữ (nghe hiểu, diễn đạt, giao tiếp)
+ Nhận thức (toán, âm nhạc, tạo hình, thơ, truyện, môi trường xung quanh, chữ cái)
+ Kĩ năng xã hội (ăn, ngủ, vệ sinh, chơi đùa)
Và khả năng tập trung chú ý, tư duy, tưởng tượng
Bước 3: Can thiệp
Căn cứ vào kết quả khám sàng lọc để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân. Mỗi trẻ là một chương trình kế hoạch giáo dục cá nhân riêng. 2 tuần 1 kế hoạch được xây dựng trên nội dung của từng chủ đề, sau 2 tuần giáo viên và phụ huynh đánh giá kết quả của kế hoạch cũ và xây dựng kế hoạch mới.
Nội dung can thiệp chủ yếu tập trung vào các mặt phát triển của triển theo hướng phát huy điểm mạnh của trẻ, khắc phục những khiếm khuyết, hạn chế của trẻ nhằm giúp trẻ đạt nhanh sự tiến bộ để đi học hòa nhập với các bạn bình thường.
Bước 4: Đánh giá kết quả can thiệp
Đánh giá thường xuyên 2 tuần 1 lần dựa trên kế hoạch giáo dục cá nhân
Đánh giá định kỳ. 3 tháng 1 lần Nhà trường tổ chức họp phụ huynh lượng gia kết quả can thiệp của trẻ theo từng lớp và chuẩn bị cho kế hoạch chuyển tiếp.
Bước 5: Lập kế hoạch chuyển tiếp
Mỗi trẻ là một mốc thời gian khác nhau (3 tháng, 5 tháng, 8 tháng, 1 năm…)
Sau một thời gian can thiệp, đánh giá kết quả Gia đình và Nhà trường đều nhận thấy trẻ có những tiến bộ, đủ điều kiện học hòa nhập. Gia đình và Nhà trường cùng xây dựng kế hoạch chuyển tiếp cho trẻ học nhập tại trường mầm non và tiểu học.
Sau khi trẻ ra học hòa nhập Nhà trường vẫn duy trì sự giúp đỡ đối với phụ huynh để giúp trẻ học hòa nhập một cách tốt nhất.
8. Các chương trình can thiệp giáo dục
Trường mầm non Newstar cam kết các chương trình học tối ưu nhất dành cho trẻ
- Sử dụng chương trình chuẩn “chăm sóc giáo dục trẻ mầm non”
- Sử dụng chương trình giáo dục đặc biệt dành cho trẻ khuyết tật phát triển như:
+ Từng bước nhỏ một (Small Step),
+ Chương trình CTS cho trẻ tự kỉ của Catherine Maurice,
+ Chương trình đánh giá và trị liệu cá nhân dành cho trẻ tự kỉ và khuyết tật phát triển (PEP – R),
+ Chương trình giáo dục sớm Portage.
9. Phương pháp can thiệp/ trị liệu/ giáo dục
- ABA (Phân tích hành vi ứng dụng)
- PECS (Hệ thống giao tiếp trao đổi tranh ảnh)
- TEACCH (Trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật về giao tiếp)
- SI (Hòa nhập cảm giác)
- OT (Occupatoin Therapy – Hoạt động tri liệu)
- Social story (câu chuyện xã hội)
- Phương pháp “Trị liệu ngôn ngữ và lời nói”
- Phương pháp hình thành
- Phương pháp xâu chuỗi
- Phương pháp dùng lời nói (trò chuyện, kể chuyện, giải thích)
- Phương pháp trực quan minh họa:
- Phương pháp thực hành:
+ Trò chơi:
+ Luyện tập:
- Phương pháp nêu tình huống có vấn đề:
- Phương pháp đánh giá, nêu gương:
- Phương pháp dùng tình cảm:
10. Hình thức can thiệp: Bán trú + tiết cá nhân trong và ngoài giờ
- Lớp can thiệp cả ngày: Mỗi lớp 12 - 15 trẻ * 6 giáo viên từ thứ 2 đến thứ 6
THỜI GIAN
|
Nội dung
|
7h15- 8h00
|
Đón trẻ
|
8h00- 8h45
|
Hoạt động thể dục sang + vận động
|
8h45 – 9h30
|
Hoạt động giáo dục
|
9h30- 10h15
|
Hoạt động giáo dục
|
10h15 – 11h00
|
Hoạt động tâm vận động
|
11h00-11h45
|
Ăn chính
|
11h45-14h00
|
Ngủ trưa
|
14h00- 14h30
|
Ăn phụ chiều
|
14h30-16h00
|
Hoạt động giáo dục
|
16h00- 16h15
|
Ăn phụ chiều
|
16h15- 17h00
|
Hoạt động Montessori
|
- Lớp can thiệp theo giờ: Khung giờ từ 8h00 đến 19h00
- Lớp học hòa nhập tại các trường tiểu học
+ Trường tiểu học Trung Hòa – Cầu Giấy
+ Trường tiểu học Trung Yên – Cầu Giấy
+ Trường tiểu học Nam Trung Yên – Cầu Giấy
+ Trường tiểu học Quan Hoa – Cầu Giấy
+ Trường tiểu học Dịch Vọng A – Cầu Giấy
+ Trường tiểu học Dịch Vọng B – Cầu Giấy
+ Trường tiểu học Mai Dịch – Cầu Giấy
- Lớp học hòa nhập tại các trường Trung học cơ sở
+ Trường Trung học cơ sở Trung Hòa – Cầu Giấy
+ Trường Trung học cơ sở Trung Hòa Mai Dịch – Cầu Giấy
11. Đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Tổng số cán bộ , giáo viên : 305
- Trong đó:
Ban giám hiệu: 2
Giáo viên can thiệp: 30
- Giáo viên hỗ trợ giáo dục hòa nhập tại các trường MN,TH,THCS: 269
Nhân viên: 4
Chuyên môn , nghiệp vụ : 01 tiến sĩ, 2 thạc sĩ , còn lại là đại học, cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ nghề
- Lớp tiền hòa nhập: 01
- Lớp tiền tiểu học: 01
- Phòng can thiệp cá nhân: 15
HIỆU TRƯỞNG
ThS. Nguyễn Khánh Hướng