1. Tự kỷ là gì?
Tự kỷ: Là một dạng rối loạn phát triển về nhiều mặt song chủ yếu là rối loạn về kỹ năng quan hệ xã hội, giao tiếp bằng lời nói và hành vi bất thường.
Thuật ngữ “Rối loạn phổ tự kỷ” được dùng để mô tả những dạng Tự kỷ từ nhẹ đến nặng. Tỷ lệ mắc bệnh trên toàn cầu là 1/150, tỷ lệ nam/nữ là 3:1.
Cho đến nay, nguyên nhân của chứng tự kỷ ở trẻ em chưa được biết một cách chính xác. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy có nhiều yếu tố góp phần vào việc hình thành chứng tự kỷ ở trẻ bao gồm:
2. Nguyên nhân gây ra tự kỷ
Nghiên cứu mới đây đăng tải trên tạp chí JAMA Psychiatry tiến hành với hơn 2 triệu trẻ em ở 5 quốc gia đã một lần nữa khẳng định di truyền là nguyên nhân lớn nhất gây ra rối loạn phổ tự kỷ (ASD) ở trẻ.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét và phân tích hồ sơ của hơn 2 triệu trẻ em sinh ra ở Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Israel, Tây Úc trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến 2011. Nhóm nghiên cứu tiếp tục theo dõi các đối tượng cho đến khi họ 16 tuổi, đến thời điểm đó, hơn 22.000 người được chẩn đoán mắc ASD. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, ASD phụ thuộc 81% vào các gene di truyền. trong khi các yếu tố môi trường chỉ chiếm ít hơn 20% nguy cơ. Kết quả này khá phù hợp với các nghiên cứu gần đây cho rằng gen chính là yếu tố chính góp phần phát triển ASD. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tìm được nguyên nhân chính gây ASD sẽ giúp các phụ huynh biết mình có tiền sử gia đình bệnh tự kỷ sớm có những biện pháp can thiệp kịp thời để phòng ngừa, chữa trị căn bệnh này cho con mình.
Nguyên nhân gây ra trẻ tự kỷ:
Tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển do:
- Đẻ non tháng dưới 37 tuần.
- Cân nặng khi sinh thấp dưới 2.500g.
- Ngạt hoặc thiếu ô xy não khi sinh.
- Chấn thương sọ não do can thiệp sản khoa.
- Vàng da nhân não sơ sinh.
- Chảy máu não-màng não sơ sinh.
- Nhiễm khuẩn thần kinh như viêm não, viêm màng não.
- Thiếu ôxy não do suy hô hấp nặng.
- Chấn thương sọ não.
- Nhiễm độc thuỷ ngân.
Yếu tố di truyền:
- Bất thường về nhiễm sắc thể.
- Bệnh di truyền theo gen hoặc nhóm gen.
Yếu tố môi trường
- Môi trường sống ít có kích thích lên sự phát triển của trẻ trong 24 tháng đầu: chủ yếu cho trẻ xem vô tuyến truyền hình, quảng cáo, âm nhạc... thay cho sự quan tâm dạy dỗ của cha mẹ và gia đình.
- Một số hoá chất, kim loại nặng có thể gây tổn thương não.
- Thời kỳ mang thai mẹ thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy...làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra. Trẻ tiếp xúc thường xuyên hóa chất độc hại, sự ô nhiễm môi trường, gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm yêu thương...cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ
Phòng ngừa tự kỷ ở trẻ em
- Khám thai thường quy có thể phát hiện sớm các bệnh lý của bà mẹ và tình trạng bất thường của thai gây tổn thương não của trẻ.
- Nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinhtại các cơ sở y tế xã, huyện, tỉnh là biện pháp tích cực nhất nhằm giảm thiểu tỷ lệ trẻ tổn thương não.
- Khám trẻ khoẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh có nguy cơ cao thường quy hàng quý trong 24 tháng đầu đời có thể phát hiện sớm các rối loạn phát triển trong đó có tự kỷ.
Muốn chăm sóc trẻ tốt, muốn trẻ phát triển tốt và tránh mắc bệnh thì cần hiểu rõ về bệnh tự kỉ – nguyên nhân trẻ tự kỉ và cách phòng tránh và từ đó có chế độ chăm sóc trẻ tốt, phòng tránh bệnh tự kỉ.
Nguồn (tài liệu tham khảo)
1. Johnson, C.P. Early Clinical Characteristics of Children with Autism. In: Gupta, V.B. ed: Autistic Spectrum Disorders in Children. New York: Marcel Dekker, Inc., 2004:85-123.
2. Paul, R. Language disorders from infancy through adolescence and assessment and intervention. St. Louis, MO: Mosby, Inc. (2001).
3. Autism largely caused by genetics, not environment: Study (2019, July 17) retrieved 18 October 2019 from https://medicalxpress.com/news/2019-07-autism-largely-genetics-environment.html.