Hoạt động can thiệp

Đánh giá phát triển để xây dựng chương trình

25 Tháng Tám 2021          2751 lượt xem

Việc xác định chẩn đoán ban đầu cho trẻ là một việc rất khó, đòi hỏi phải được xem xét bởi nhiều chuyên gia. Tuy nhiên, việc đánh giá phát triển để xem xét tình trạng của trẻ, đưa vào chương trình can thiệp nào, xây dựng mục tiêu chiến lược nào cho trẻ là một việc rất quan trọng. Chúng tôi coi rằng, việc đánh giá phát triển để xây dựng chương trình can thiệp cho trẻ một cách phù hợp như một nhà hoa tiêu hằng hải giỏi, nếu đánh giá không phù hợp sẽ làm định hướng can thiệp sai và như thế tiến trình phát triển của trẻ không hiệu quả. Nhiều trung tâm can thiệp bỏ qua bước đánh giá này, và khi trẻ đến can thiệp là tiến hành can thiệp ngay, điều đó là rất nguy hiểm đối với sự phát triển của trẻ.

Các bước

Nội dung/ hoạt động

Chuyên gia

1

Tiếp nhận trẻ và đề nghị đánh giá/ công cụ đánh giá từ nhà tâm lý lâm sàng/ bác sĩ tâm thần tại bước sàng lọc và chẩn đoán ban đầu.

- Trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (sử dụng PEP3, ABLLS).

- Trẻ chậm phát triển trí tuệ (sử dụng ABS – S2, WISC IV).

- Trẻ rối loạn ngôn ngữ (sử dụng VB – MAPP).

- Trẻ có vấn đề hành vi như ADHQD (Sử dụng thang Vanderbilt)

 

Thời gian cho một chu kỳ đánh giá phát triển ban đầu là từ 8 – 10 ngày, tùy vào sự thích nghi và đặc điểm của trẻ.  

Chuyên viên tâm lý lâm sàng làm việc cùng cha mẹ hay người chăm sóc.  

2

Báo cáo kết quả

Dựa trên đánh giá bởi các công cụ ở trên, sau khi kết thúc chương trình đánh giá, nhà chuyên môn của Hoàng Đức sẽ viết một báo cáo dài (khoảng 5 – 10 trang A4), mô tả chi tiết về tình hình phát triển của trẻ cho đến thời điểm hiện tại (Mẫu báo cáo tùy vào công cụ đánh giá có mẫu riêng).

Nhà chuyên môn của Hoàng Đức sẽ có một buổi cùng ngồi trao đổi chi tiết với cha mẹ về tình trạng phát triển của con. Đưa ra các thảo luận, phản biện và nhận xét để đi đến kết luận đánh giá ban đầu.

Nhà Tâm lý lâm sàng/ cha mẹ hay người nuôi dưỡng.

3

Tư vấn mục tiêu dài hạn và kế hoạch can thiệp:

Sau khi có kết quả đánh giá phát triển, nhà chuyên môn của Hoàng Đức sẽ cùng ngồi thảo luận với cha mẹ hay người nuôi dưỡng trẻ về mục tiêu dài hạn 3 tháng tới (trẻ sẽ đạt được cái gì về các lĩnh vực phát triển). Đồng thời thống nhất đưa trẻ vào bộ phận can thiệp nào cho phù hợp với chương trình và các mục tiêu chương trình mà trung tâm đã đề ra. Ngoài ra, cùng thảo luận về các hoạt động và sử dụng phương pháp can thiệp cho trẻ.

 

Nhà Tâm lý lâm sàng/ cha mẹ hay người nuôi dưỡng.

4

Xây dựng kế hoạch/ hoạt động can thiệp 2 tuần 1 lần và bắt đầu vào can thiệp.

Toàn bộ quá trình đánh giá và can thiệp đều cần có sự tham gia của cha mẹ và người nuôi dưỡng trẻ.

Nhà Tâm lý lâm sàng/ cha mẹ hay người nuôi dưỡng.

 

Thông tin website

TRƯỜNG MẦM NON NGÔI SAO (NEWSTAR)
+ Người chịu trách nhiệm nội dung website: ThS. Nguyễn Khánh Hướng

Địa chỉ: Số 32 ngõ 204 Trần Duy Hưng - Hà Nội.
Điện thoại: (024) 38343168 - Hotline: 0912 128866.
Email: newstar.eduvn@gmail.com
Website: http://newstar.edu.vn

Ghi rõ nguồn "newstar.edu.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này.

Sơ đồ đường đi